Bối cảnh Buôn người ở biên giới Việt Nam – Campuchia

Trong nhiều năm, nhiều hội nhóm trong nước đã mời gọi người Việt Nam sang Campuchia làm việc nhưng thực chất đã được phía Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xác nhận là "bóc lột sức lao động".[1] Việc buôn người này đã được xác định diễn ra trong thời gian dài.[2] Theo South China Morning Post, hiện tượng này đã bắt đầu xuất hiện khi các công ty Trung Quốc bắt đầu xây dựng sòng bạc ở Sihanoukville, dọc theo biên giới BavetMộc Bài.[2] Nạn nhân chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18–35 tuổi mong muốn tìm việc làm qua mạng xã hội. Sau khi được dẫn dắt sang Campuchia, những người này sẽ phải làm việc cho các tổ chức lừa đảo như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo,... và cưỡng ép làm việc trong 12–16 tiếng mỗi ngày, không cho ra khỏi cơ sở làm việc.[3][4] Khi người lao động không thể làm việc hoặc gần đến ngày trả lương thì lại bị mang bán sang cơ sở khác.[5] Còn nếu như muốn về nước thì người thân ở Việt Nam phải nộp tiền chuộc.[3][6] Nhiều trường hợp thậm chí còn đã tử vong tại Campuchia.[7] Người đứng đầu của những tổ chức này hầu hết đều là người Trung Quốc[8][3][4] cùng sự giúp sức của một số người Việt Nam ở Campuchia. Các doanh nghiệp này thường tập trung chủ yếu ở Bavet, tỉnh Svay Rieng; Banteay Meanchay, tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Sihanouk; Chrey Thom, tỉnh Kandal và tại thành phố Phnôm Pênh.[3][9][10] Không chỉ chiêu dụ người Việt Nam các tổ chức, doanh nghiệp này còn kêu gọi những người trẻ tuổi nợ nần chồng chất ở Hồng Kông, Đài Loan, Thái LanMalaysia.[8][11] Theo The Guardian, nhiều người đứng đầu các tổ chức này có liên quan đến tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Hội Tam Hoàng.[11]

Thậm chí, trong thời gian đại dịch COVID-19, công an Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ở phía Bắc đi qua Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh rồi lại di chuyển về miền Tây Việt Nam để đi theo lói mòn vào Campuchia "tìm việc làm".[12][13] Tây Nguyên được xác định là địa điểm trung chuyển của cả nước.[12] Ngoài ra, COVID-19 cũng được xem là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh, khiến các hoạt động bất hợp pháp gia tăng để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu bất hợp pháp.[9][2] Cũng như việc quản lý lỏng lẻo biên giới của hai quốc gia.[2] Các tổ chức/doanh nghiệp này còn hoạt động theo những hình thức rửa tiền, lừa đảo tài chính trực tuyến, mại dâm, buôn bán ma túy, buôn ngườibóc lột lao động.[9]